Thành phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy

Thang máy hiện nay là bộ phận không thể thiếu trong các tòa nhà lớn, không ít gia đình cũng sử dụng thang máy trong nhà để việc di chuyển thuận tiện hơn. Bạn có bao giờ thắc mắc thang máy có cấu tạo như thế nào? Nó hoạt động ra sao để tải được trọng lượng lớn trong thời gian ngắn? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của thang máy.

I.    Cấu tạo thang máy

- Hố thang máy: Đây là bộ phận được đặt dọc theo chiều cao của tòa nhà, xuyên suốt từ trên xuống dưới, có kích thước khoảng hơn 2m2.

- Phòng thang máy: Đối với thang máy có phòng máy, thì phòng máy được bố trí trên đỉnh của giếng thang

- Hố PIT: Bộ phận này được bố trí dưới sàn thấp nhất của tòa nhà - nơi đã được lắp đặt bộ phận giảm chấn, hệ thống điện, thường thấp hơn mặt sàn tầng dưới cùng khoảng 800mm – 1400mm.

- Các thiết bị cơ, điện:

Chi tiết các bộ phận cơ, điện của thang máy gồm 7 bộ phận chính như sau:

1.    Động cơ thang máy ( Motor, máy kéo)

2.    Tủ điều khiển bao gồm: Điều khiển tín hiệu, điều khiển động lực.

3.    Rail, cáp

4.    Bộ hạn chế vượt tốc (Thắng cơ)

5.    Giảm chấn

6.    Cabin thang máy, cửa tầng, cửa cabin

7.    Đối trọng thang máy

1. Động cơ thang máy (Motor, máy kéo): Bộ phận này thường được lắp ở trên đỉnh giếng thang hoặc 1 số trường hợp lắp dưới hố thang. Motor kéo có tác dụng dẫn động hộp giảm tốc theo 1 tốc độ nhất định làm quay puli – thiết bị kéo cabin lên xuống.

2. Tủ điều khiển: là bộ phận chứa các thiết bị điện tử được lập trình điều khiển để đảm bảo thang máy hoạt động theo yêu cầu. Để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình nên toàn bộ các thiết bị này sẽ được lắp đặt tại phòng máy nằm trên cùng của cabin. Với hệ thống điều khiển mới thì bạn có thể cùng lúc thực hiện nhiều lệnh gọi tầng cùng một lúc trong lúc dừng hoặc lúc thang đang di chuyển.

3. Ray dẫn hướng: Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động.

4. Bộ hạn chế vượt tốc (thắng cơ): Bộ phận này có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng khi cabin di chuyển quá tốc độ cho phép.II.    Nguyên lý làm việc của thang máy

5. Giảm chấn: Là thiết bị được thiết kế ở dưới hố pit. Bộ phận này có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cabin khi các hệ thống đảm bảo an toàn khác đều không hoạt động.

6. Cabin: là thiết bị chính trong thang máy đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý muốn.

Cửa cabin và cửa tầng: Được thiết kế mở ra đóng vào trơn tru nhất. Ngoài ra còn được tích hợp hệ thống chống kẹt cửa Photocell để đảm bảo an toàn trong trường hợp có vật cản khi cửa thang hoặc cửa tầng đang đóng.

7. Đối trọng: là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên hoặc đi xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng.

II.    Nguyên lý làm việc của thang máy

Các ròng rọc được kết nối với một động cơ điện. Khi động cơ quay làm quay ròng rọc, ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết đặt sẵn, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn.

Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên của giếng thang máy.
Đường ray giữ cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin trong trường hợp khẩn cấp.
Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy sẽ giúp người dùng lựa chọn được loại thang máy phù hợp nhất. Hy vọng các thông tin trên đã giúp người dùng sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả hơn. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đến số hotline của chúng tôi: 0822 805 805.  

Chia sẻ: